Để giải quyết vấn đề số lượng cổng kết nối bị hạn chế trên các thiết bị, đặc biệt là trên các dòng laptop mỏng nhẹ và MacBook, hub chia cổng trở thành một lựa chọn phổ biến giúp mở rộng cổng kết nối. Nhưng liệu hub chia cổng có ảnh hưởng đến hiệu suất thiết bị hay không? Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi này.
Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Hub chia cổng
Các thành phần chính của Hub chia cổng
Hub chia cổng bao gồm một số thành phần chính như sau:
- Cổng đầu vào (input port): Người dùng sẽ kết nối hub với máy tính hoặc laptop thông qua cổng USB-A, USB-C hoặc Thunderbolt.
- Cổng đầu ra (output ports): Các cổng này có thể là USB-A, USB-C, HDMI, Ethernet hoặc DisplayPort, tùy thuộc vào loại hub.
- Bộ điều khiển trung tâm (controller chip): Chịu trách nhiệm quản lý việc phân phối băng thông giữa các cổng đầu ra và duy trì hiệu suất của hub, mỗi thiết bị sẽ nhận được đúng dữ liệu và nguồn điện cần thiết.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của Hub chia cổng
Hub chia cổng hoạt động dựa trên nguyên lý “chia sẻ băng thông”, nó nhận tín hiệu từ một cổng kết nối chính trên máy tính (cổng USB-A hoặc USB-C), sau đó phân chia tín hiệu này ra cho các cổng khác trên hub, cho phép người dùng cắm nhiều thiết bị cùng một lúc.
Hub có khả năng chia sẻ băng thông giữa các thiết bị kết nối. Khi bạn cắm nhiều thiết bị vào hub, tất cả các thiết bị này sẽ phải chia sẻ băng thông từ cổng kết nối chính với máy tính.
Ví dụ: Nếu bạn kết nối một ổ cứng ngoài và một máy in qua hub, khi cả hai thiết bị này hoạt động đồng thời (in tài liệu trong khi sao chép dữ liệu), tốc độ của từng thiết bị có thể bị ảnh hưởng bởi việc chia sẻ băng thông.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu suất của hub chia cổng
Việc sử dụng hub chia cổng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị trong một số trường hợp nhất định. Dưới đây là những yếu tố chính gây ảnh hưởng:
Băng thông truyền tải bị giảm
Các hub chia cổng hiện đại hỗ trợ các chuẩn kết nối khác nhau như USB 2.0, USB 3.0, USB 3.1 hoặc thậm chí Thunderbolt 3/4. Tốc độ truyền dữ liệu của các chuẩn kết nối này khác nhau rất nhiều:
- USB 2.0: Tốc độ tối đa 480 Mbps
- USB 3.0: Tốc độ tối đa 5 Gbps
- USB 3.1 Gen 2: Tốc độ tối đa 10 Gbps
- Thunderbolt 3/4: Tốc độ tối đa 40 Gbps
Những ảnh hưởng đến bằng thông truyền tải
- Các thiết bị được kết nối với hub không hỗ trợ cùng chuẩn kết nối, tốc độ truyền tải dữ liệu bị giới hạn bởi thiết bị có chuẩn kết nối thấp nhất.
- Hub hoạt động liên tục với nhiều thiết bị kết nối sinh ra nhiệt. Khi nhiệt độ của hub tăng cao, hiệu suất của nó giảm,
- Kết nối nhiều thiết bị vào một cổng duy nhất thông qua hub chia cổng, tất cả các thiết bị đó sẽ phải chia sẻ cùng một băng thông.
Ví dụ:
Nếu kết nối ổ cứng ngoài, chuột và bàn phím vào một bộ hub chia USB và cùng lúc sao chép dữ liệu từ ổ cứng vào máy tính, tốc độ truyền tải sẽ bị giảm so với khi chỉ kết nối trực tiếp ổ cứng với máy tính.
Nếu bạn sử dụng một hub hỗ trợ USB 2.0 cho các tác vụ nặng như sao chép dữ liệu từ ổ cứng ngoài, tốc độ sẽ rất chậm. Do đó, để đảm bảo hiệu suất tốt nhất, bạn nên chọn hub hỗ trợ ít nhất USB 3.0 hoặc cao hơn.
Nguồn điện cung cấp không đủ cho thiết bị
- Kết nối nhiều thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng, dẫn đến tình trạng một số thiết bị không hoạt động hoặc hiệu suất giảm.
- Các thiết bị có thể bị mất kết nối đột ngột, gây ra gián đoạn trong công việc.
- Các hub chia cổng chất lượng cao tích hợp công nghệ Power Delivery, cho phép cung cấp điện năng đủ mạnh để duy trì hiệu suất hoạt động của các thiết bị khác.
Ví dụ: Khi sử dụng một ổ cứng ngoài yêu cầu nguồn lớn, hiệu suất truyền tải giảm sút rõ rệt.
Giảm hiệu suất do không tương thích
- Các thiết bị có thể bị mất kết nối đột ngột, gây ra gián đoạn trong công việc.
- Tốc độ truyền dữ liệu từ ổ cứng ngoài sẽ bị giới hạn, làm giảm hiệu suất sử dụng.
- Có thể gặp vấn đề khi sử dụng các tính năng video như kết nối màn hình qua HDMI hoặc DisplayPort, ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị và độ phân giải.
Cách chọn hub chia cổng đảm bảo hiệu suất tốt nhất
Để đảm bảo hiệu suất tối ưu khi sử dụng hub chia cổng, dưới đây là một số yếu tố cần cân nhắc:
Lựa chọn chuẩn kết nối phù hợp
Trước tiên, cần hiểu rõ về các loại chuẩn kết nối phổ biến hiện nay để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình:
Cổng chuẩn USB-A
- USB 2.0: Tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 480 Mbps, phù hợp với các thiết bị như chuột, bàn phím hoặc ổ lưu trữ nhỏ.
- USB 3.0 và USB 3.1 Gen 1: Tốc độ truyền dữ liệu tối đa lên đến 5 Gbps, phù hợp với các thiết bị yêu cầu tốc độ cao hơn như ổ cứng ngoài, máy in, máy quét.
- USB 3.1 Gen 2: Tốc độ truyền dữ liệu tối đa đạt 10 Gbps, lý tưởng cho các thiết bị yêu cầu băng thông lớn như thiết bị lưu trữ tốc độ cao hoặc kết nối màn hình.
Cổng chuẩn USB-C
- Kết nối nhỏ gọn, đảo chiều: có thể cắm theo cả hai chiều, giúp việc kết nối dễ dàng hơn.
- Hỗ trợ nhiều chuẩn kết nối: có thể hỗ trợ các chuẩn kết nối khác như HDMI, DisplayPort, Ethernet và sạc Power Delivery lên đến 100W.
- Tốc độ truyền dữ liệu: đạt tốc độ truyền dữ liệu từ 5 Gbps (USB 3.1 Gen 1) đến 10 Gbps (USB 3.1 Gen 2) và lên tới 40 Gbps với Thunderbolt 3 hoặc Thunderbolt 4.
Cổng chuẩn Thunderbolt 3 hoặc 4
Được sử dụng trên các thiết bị cao cấp như MacBook Pro, hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 40 Gbps và có khả năng kết nối với nhiều loại thiết bị cùng lúc như màn hình 4K, ổ cứng ngoài và thậm chí là cả card đồ họa ngoài.
Đặc điểm tương tích với hệ điều hành của thiết bị
Dưới đây là 3 yếu tố quan trọng khi lựa chọn chuẩn kết nối là đảm bảo hub chia cổng tương thích với thiết bị bạn đang sử dụng:
Đối với MacBook hoặc các laptop hiện đại: Hầu hết các thiết bị này đã chuyển sang sử dụng cổng USB-C hoặc Thunderbolt.
Đối với các laptop cũ hoặc PC: Hãy chắc chắn rằng hub có ít nhất một vài cổng USB-A để đảm bảo khả năng kết nối với các thiết bị ngoại vi cũ hơn.
Đối với smartphone và tablet: Hầu hết các smartphone và tablet hiện nay đều sử dụng cổng USB-C, do đó chọn hub hỗ trợ chuẩn này sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối với các thiết bị di động.
Kiểm tra khả năng cung cấp nguồn điện
- Hỗ trợ nguồn điện ngoài hoặc công nghệ Power Delivery để đảm bảo rằng các thiết bị của bạn luôn hoạt động ổn định mà không gặp tình trạng thiếu nguồn.
- Cung cấp nguồn điện ổn định và nhanh chóng cho các thiết bị yêu cầu công suất lớn, chẳng hạn như laptop.
- Có nguồn điện ngoài để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho tất cả các thiết bị mà không làm giảm hiệu suất.
Chọn hub có số cổng phù hợp
Trước khi mua hub chia cổng, bạn nên xác định nhu cầu và mục đích kết nối của mình:
Sử dụng văn phòng cơ bản: Kết nối một vài thiết bị như chuột, bàn phím hoặc máy in, thì một hub có từ 2-4 cổng là đủ, đáp ứng tốt nhu cầu kết nối các thiết bị cơ bản hàng ngày.
Sử dụng cho công việc đồ họa, video hoặc lập trình: Cần nhiều thiết bị ngoại vi như ổ cứng ngoài, máy ảnh, thẻ nhớ và màn hình ngoài, một hub với 5-7 cổng hoặc hơn sẽ phù hợp. Ngoài các cổng USB, bạn có thể cần thêm các cổng như HDMI, DisplayPort, Ethernet và đầu đọc thẻ SD.
Sử dụng cho game thủ hoặc chuyên gia công nghệ:
- Số lượng thiết bị ngoại vi kết nối cùng lúc có thể lên tới 7 hoặc hơn.
- Trong trường hợp, cần một hub chia cổng đa cổng với 8-10 cổng hoặc hơn để đảm bảo kết nối với chuột gaming, bàn phím cơ, tai nghe, card đồ họa ngoài (eGPU) và các thiết bị khác.
Hub chia cổng là một giải pháp tiện lợi để mở rộng kết nối cho máy tính hoặc laptop, nhưng việc lựa chọn không đúng loại hub có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị. Bạn cần xem xét nhu cầu và mục đích để có thể lựa chọn được bộ hub chia cổng phù hợp và tối hưu công việc.
Xem thêm: